Trên thực tế, nền giáo dục ở Mỹ
và các quốc gia Châu Á có rất nhiều điểm khác biệt lớn về kỷ luật, lớp học,
giáo viên chủ nhiệm, điểm số đánh giá học tập…
1. Vai trò của học sinh
Ở trường trung học Daewon, Seoul
(trường trung học số 1 của Hàn Quốc), 1 khẩu hiệu xuất hiện trên tất cả các
cánh cửa chính: "Less of me, more of us”, có thể hiểu nôm na là “Bớt tính
cá nhân, tăng tính tập thể”.
Văn hoá Mỹ khuyến khích học sinh
bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư
duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và
sáng tạo, không chỉ với các học sinh khác mà còn với cả giáo viên. Trong khi
đó, phương pháp giáo dục trong các trường học ở Châu Á hiện nay phần lớn vẫn dựa
trên việc học thuộc lòng và “đọc – chép”. Sự sáng tạo của học sinh bị hạn chế.
Giáo viên trình bày một bài giảng trong
khi học sinh ngồi dưới lắng nghe và ghi chép cẩn thận.
Mặc dù giáo viên cũng khuyến
khích học sinh của mình đưa ra các câu hỏi sau khi kết thúc bài giảng nhưng nó không được coi là một hình
thức phát huy tính sáng tạo trong hệ thống giáo dục Châu Á.
|
Nền giáo dục Mỹ khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân, tự tư duy, rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập. |
2. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
Mối quan hệ giữa giáo viên – học
sinh trong các trường học ở Mỹ là bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với
giáo viên của mình một cách tự do. Giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học
sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.
Giáo dục của các quốc gia châu Á
mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo
viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau. Sự cởi mở là khá hạn
chế.
3. Điểm số
Hệ thống điểm số của Mỹ rất đơn
giản. Khi học sinh đạt được một điểm số cụ thể, học sinh đó sẽ nhận được mức
tương ứng là A, B, C hoặc D… Ví dụ, hoàn thành đúng 93%, bạn sẽ được một điểm
A.
Hệ thống phân loại điểm số ở các
trường Châu Á phức tạp hơn Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng chính xác hơn. Từng cá nhân
nhận được điểm số cụ thể. Sau đó, hệ thống chia điểm theo phần trăm lớp học,
tương ứng là các điểm khác nhau cho các tỷ lệ phần trăm cụ thể.
Ví dụ, học sinh có số điểm trong
top 35% lớp học sẽ nhận được loại A, 40% tiếp theo nhận được B… Mục đích chính
của hệ thống chấm điểm này là tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích học
sinh.
4. Học thêm
Trẻ em ở Mỹ dành thời gian học tập
ở trường, về nhà làm bài tập mà giáo viên chỉ định. Trong khi đó, trẻ em châu Á
sau giờ học tại trường thường tới các lớp học thêm, được kèm cặp các môn học và
bài giảng đã được dạy trong trường. Ngoài ra, rất nhiều bậc phụ huynh ở những
nước này đã gửi con đến các lớp âm nhạc, thể thao và phổ biến nhất là Anh văn.
Một số lớp học thêm mở cửa trong những kỳ nghỉ, trẻ em thậm chí phải học đến
23h. Trước tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc phải đưa luật cấm các lớp học ban
đêm.
5. Quy mô lớp học
Lớp học ở Mỹ thường chỉ có 25-30
học sinh. Trong khi đó, các lớp học ở Châu Á thường lớn hơn nhiều, từ 35 học
sinh trở lên, thậm chí một số nơi còn lên tới tận 65 người.
6. Khái niệm “lớp học”
Trong các trường học ở Mỹ, học
sinh liên tục thay đổi bạn cùng lớp. Nghĩa là, một học sinh có thể theo học lớp
Toán với nhóm bạn này, trong khi ở lớp tiếng Anh, họ lại chơi với nhóm khác.
Các trường học ở Châu Á có một
khái niệm cố định về lớp học, trong đó học sinh được phân công vào lớp học nào
thì sẽ gắn bó với lớp ấy suốt thời gian cho tới khi ra trường. Cách sắp xếp này
nhằm mục đích giúp các em lại gần nhau hơn, xây dựng được mối quan hệ thân thiết
và do đó làm tăng hiệu quả học tập.
7. Phòng học
Ở Mỹ, mỗi giáo viên phụ trách một
phòng học. Học sinh muốn học môn của họ thì sẽ đến đây. Ngoài ra, mỗi người đều
có tủ khóa riêng ở hành lang để cất đồ đạc của mình.
Ngược lại, ở các trường châu Á, mỗi
lớp có một phòng học riêng và giáo viên là người đến để giảng dạy. Đó là lý do
tại sao học sinh không cần tủ khóa hành lang. Sau giờ học kết thúc, họ lại cất
sách vở vào ba lô và mang tài liệu của môn học tiếp theo ra ngoài.
8. Giáo viên chủ nhiệm
Đây là nhân vật mà các trường học
ở Mỹ không có. Ở châu Á, ngoài các giáo viên cho từng bộ môn khác nhau, mỗi lớp
lại có một giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thiết lập kỷ luật trong lớp học của
mình. Ngoài ra, đây cũng là người giữ liên lạc với phụ huynh. Trong khi tại Mỹ,
mỗi giáo viên bộ môn đều phải xây dựng kỷ luật hoặc liên hệ với phụ huynh cả tất
cả học sinh mà mình đang dạy khi cần thiết.
9. Kỷ luật
Giáo viên ở Mỹ được phép đuổi học
sinh ra khỏi lớp trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nhà trường được phép
đình chỉ việc học tập của học sinh.
Các trường Châu Á thì lại khác.
Theo luật ở đây, "mọi học sinh đều có quyền tiếp cận với giáo dục",
cho nên, giáo viên không được phép yêu cầu họ ra ngoài hay đuổi học. Ngoài ra,
nhà trường cũng lo sợ học sinh của mình sẽ theo đám bạn xấu, bị rủ rê hút thuốc,
uống rượu hoặc các hành vi sa ngã nếu bị cấm vào lớp.
10. Phương tiện tới trường
Ở Mỹ, học sinh đi xe buýt tới trường.
Khi được 16 tuổi và có bằng lái xe, họ sẽ tự đi xe đến trường. Ở các nước Châu
Á, học sinh thường theo học ở ngôi trường gần nhà nhất nên đi bộ hoặc đi xe đạp
đến trường.
Lên cấp 3, khi trường cách xa
nhà, họ đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Họ không thể tự lái xe khi chưa đủ 18 tuổi.
Tuy nhiên, ngay cả khi có giấy phép lái xe thì cũng không nhiều người khuyến
khích điều này.