Chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ luôn là một bước quan trọng và cần nhiều thời gian nhất trong quá trình xin visa đi du học Mỹ. Không ít quý phụ huynh và các em học sinh, sinh viên tỏ ra băn khoan lo lắng không biết hồ sơ du học Mỹ cần những gì, gồm những giấy tờ, thủ tục gì, điều kiện để đi du học Mỹ là gì?... Thấu hiểu được những băn khoan lo lắng đó, hôm nay Trung tâm tư vấn du học Mỹ sẽ tổng hợp và chia sẻ để giải đáp cho những thắc mắc đó qua bài viết sau đây:

Điều kiện để đi du học Mỹ

Để được cấp visa du học Mỹ thành công, bạn bắt buộc phải chứng minh được 03 điều kiện dưới đây:
  1. Có kế hoạch học tập rõ ràng & Chứng minh được bạn thực sự đi học
Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sư hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Việc này nhằm đảm bảo việc bạn thực sự đến Mỹ để học chứ không phải vì một mục đích khác.
  1. Chứng minh bạn có đủ năng lực tài chính cho việc theo học tại Mỹ
Chứng minh tài chính du học Mỹ là bước rất quan trọng trong quá trình xin visa. Việc bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập và sinh hoạt ở Hoa Kỳ (có thể là từ nguồn học bổng, của cá nhân bạn hoặc của gia đình tài trợ cho bạn); Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn.
Hồ sơ du học Mỹ cần những gì
Hồ sơ du học Mỹ cần những gì? Điều kiện để đi du học Mỹ là gì?
Đi du học mỹ là một kế hoạch lâu dài và tốn kém, yêu cầu nhiều khoản chi phí rất cao so với thu nhập bình quân hiện nay tại VN. Do đó, trong hồ sơ du học Mỹ học sinh cần chứng minh được khả năng tài chính của gia đình có thể chi trả được cho việc ăn học của mình trong suốt thời gian học tập tại nước ngoài. Nếu việc chứng minh này hợp lí thì Tổng lãnh sự quán Mỹ và các nước khác sẽ tin rằng bạn sẽ không bỏ học giữa chứng để đi làm ở nước ngoài vì lí do gia đình bạn tại VN không có khả năng chi trả cho bạn (như nhiều trường hợp trước đây đã xảy ra tại nước của họ).

Liệu du học vừa học vừa làm có phải là sự lựa chọn đúng đắn không? Phụ huynh cần cân nhắc những gì khi cho con du học bằng hình thức vừa học vừa làm? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây

Đi du học để tìm cơ hội việc làm

Em Trần Thị Sang (học sinh lớp 12, trường THPT Quế Võ II, tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ: “Đầu năm học lớp 12, bố mẹ em hỏi em có muốn đi học tiếp đại học hay muốn đi du học nước ngoài vừa làm vừa học, nếu đi du học bố mẹ sẽ chuẩn bị tiền đồng thời tìm hiểu một số công ty đang tư vấn cũng như giúp cho học sinh đi du học. Căn cứ khả năng của mình em thấy mình khó có thể đậu vào một trường ĐH tốp đầu hiện nay, mặt khác thực tế nhiều anh chị ra trường vẫn chưa có việc làm cho nên em quyết định đi du học vừa học vừa làm kiếm ít vốn”.


Theo Sang chia sẻ thêm, hiện nay lớp của Sang có tới 1/3 chọn con đường du học vừa học vừa làm, đa phần là nữ và chủ yếu đi hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Với mỗi suất đi hai nước đó dao động từ 150-200 triệu đồng.

Đi du học vừa học vừa làm – Có nên không?
Liệu du học vừa học vừa làm có phải là sự lựa chọn đúng đắn không?
Nguyễn Thị Lan (học sinh trường THPT Quế Võ II, Bắc Ninh) chia sẻ: “Em xác định đi du học Nhật nên cuối lớp 11 em đã chuẩn bị đi học tiếng để sau khi thi xong kỳ thi THPT Quốc gia là em đi”.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều du học sinh Việt Nam ở Nhật, nếu xác định hình thức du hoc vua hoc vua lam các em phải chuẩn bị tinh thần rất vất vả, khắc nghiệt. Nếu các em không chuẩn bị tinh thần thì áp lực cuộc sống, áp lực học hành, công việc sẽ khiến các em sốc và khó tồn tại.

“Gần 5 năm vừa học, vừa làm ở Nhật mình hiểu được những khó khăn, vất vả mà một du học sinh phải đối mặt. Nếu bản lĩnh không vững vàng, tư tưởng không sẵn sàng đối đầu với những khó khăn thì các em sẽ không học cũng như làm việc được. Thậm chí nhiều bạn sa vào tệ nạn, bố mẹ phải gửi tiền sang trả nợ nên phụ huynh cũng cần phải cân nhắc thật kỹ khi bỏ ra một số tiền lớn cho con đi du học”. Đó là chia sẻ của bạn Nguyễn Mạnh Đồng (27 tuổi, hiện đang là du học sinh vừa học vừa làm ở Nhật Bản).

Phụ huynh nên tỉnh táo khi cho con đi du học

Liệu sau khi đưa các em sang, các công ty đó có cam kết được như những gì đã làm trong họp đồng không? Các em có được học, làm việc đúng không? Liệu ra trường các em có cơ hội việc làm cao như họ đã quảng cáo không? Đó là băn khoăn của nhiều chuyên gia khi hiện nay phụ huynh bỏ cả núi tiền cho con đi du học với hình thức vừa học vừa làm

Theo  GS.TS Khoa học Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: “Trước đây, có một số công ty của Nhật Bản sang Việt Nam mình tuyển học sinh sang bên đó học, họ có quy định, cam kết rõ ràng. Trong hợp đồng họ cũng nói rõ sau khi học sinh sang đó học, một ngày phải làm thêm mấy tiếng. Ví dụ như 1 giờ làm thêm học sinh sẽ nhận được bao nhiêu đô la, nhân lên 1 tuần làm bao nhiêu giờ thì đủ tiền học phí và sinh hoạt phí”.

"Bên cạnh đó, họ cũng căn cứ thời gian làm thêm như thế nào để không ảnh hưởng đến thời gian học. Sau khi học xong, họ cam kết sẽ sử dụng lao động bao nhiêu lâu ở bên đó và sẽ có một hành lang pháp lý cam kết để bảo vệ quyền lợi cho các em", GS. Dong cho biết thêm.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều công ty du học lợi dụng lòng tin của phụ huynh để kiếm lợi cho mình. GS. Dong kể: “Đã có nhiều phụ huynh vì cả tin dựa vào lời nói, những thuyết phục suông dẫn đến bị lừa tiền mất, tật mang, cuối cùng vay mượn, gom hết tiền cho con đi du học, nhưng sang không được bao lâu thì về, lúc đó cha mẹ cộng tiền lãi chồng chất dẫn đến điêu đứng”.

Trong khi đó, hiện nay, nước ta đang thiếu rất nhiều công nhân, thợ có tay nghề tốt nên khi mình chọn học nghề và quá trình học chăm chỉ, chịu khó thì ra trường không hề khó khăn để tìm việc tại một xí nghiệp, nhà máy.

Bên cạnh đó, với số tiền từ 150-200 triệu đồng ở Việt Nam các em có thể học được một nghề tốt và cơ hội việc làm cao. Hiện nay cũng có nhiều công ty đang có nhu cầu đào tạo nhân lực và cam kết sẽ cung cấp việc làm nếu học sinh sau khi ra trường đáp ứng như yêu cầu đầu ra, công việc của họ. Phụ huynh có thể cân nhắc, mặt khác, phụ huynh có thể quản lý các con, không nhất thiết phải tìm con đường du học vừa học vừa làm.

GS. Dong khuyên: “Nếu phụ huynh và con muốn đi du học vừa học vừa làm thì nên chọn những công ty đủ tư cách pháp nhân, có uy tín để đi không nên chọn công ty có lai lịch không rõ ràng dẫn đến khi học sinh sang đó bơ vơ, hoặc “mang con bỏ chợ” rất nguy hiểm với các em”.

Tuvanduhocmy247.blogspot.com (Theo Congly.vn)
Có một số trường hợp du học sinh bị ‘vỡ mộng’ vì trường học mình lựa chọn hóa ra không được như mong muốn ban đầu. Vì thế, việc nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng là rất quan trọng.


Dưới đây là một số điều bạn cần quan tâm khi tìm kiếm trường học tại nước ngoài, theo tổng hợp từ trang Career India.

Vị trí địa lý

Tìm hiểu kỹ về vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, văn hóa là hết sức quan trọng. Vì khi đi du học bạn không chỉ học tại trường mà còn là cơ hội để bạn tiếp xúc với nền văn hóa mới. Nên xác định trước bạn không chịu được kiểu khí hậu nào, bạn thích thành phố lớn hay vùng nông thôn để cuối cùng có thể đưa ra lựa chọn trường phù hợp nhất.


Khóa học, ngành học trường cung cấp

Mỗi trường đại học sẽ có chương trình giảng dạy khác nhau. Bạn nên kiểm tra xem liệu trường bạn đang để ý có đào tạo ngành học bạn thích hay không. Nếu có thì cách thức tuyển sinh, số tín chỉ, thơi gian học và nội dung cốt lõi của ngành học như thế nào, có yêu cầu đặc biệt nào đối với du học sinh. Ngoài ra, để thực sự chắc chắn là mình muốn học ngành bạn định chọn.

Phản hồi từ cựu sinh viên

Cựu sinh viên thường là nguồn thông tin khá hữu ích và cái nhìn thực tế về văn hóa, môi trường và chất lượng giảng dạy của trường. Hiên nay có rất nhiều nhóm, tổ chức phi lợi nhuận về tư vấn du học được lập ra từ các cựu sinh viên và sinh viên đang du học để sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vào mục ‘Alumni’ trên website của trường để đọc thêm chia sẻ từ các cựu sinh viên.

Cuộc sống trong khuôn viên trường

Các trường học tại nước ngoài rất đề cao hoạt động ngoại khóa với rất nhiều câu lạc bộ, hiệp hội được thành lập. Bạn nên tìm hiểu liệu trường có hoạt động nào bạn đam mê hoặc muốn học thêm hay không. Cho dù đó là chơi cờ, bắn cung, hay lập trình thì cũng là cách để giúp cho cuộc sống của một du học sinh xa nhà thêm phong phú.

Cơ hội nghiên cứu, tiềm năng việc làm

Không thể phủ nhận một trong những mục đích của du học là để tìm kiếm các cơ hội nghiên cứu, việc làm trong tương lai. Do đó việc xem xét khía cạnh cơ hội là yếu tố không nên bỏ qua. Tuy các trường đại học nước ngoài cung cấp vô số cơ hội nghiên cứu và thực tập cho sinh viên đại học, nhưng không phải chương trình nào cũng phù hợp với bạn. Vì vậy, bạn nên xem xét kỹ để tìm hướng cơ hội gần với mục tiêu của mình nhất.

Tuvanduhocmy247.blogspot.com (Theo Thanh Niên)
Vượt qua Canada, VN hiện có số lượng du học sinh theo học tại Mỹ nhiều thứ 5 so với các nước và lãnh thổ trên thế giới, theo trang University World News dẫn kết quả thống kê của Bộ An ninh nội địa Mỹ.

Việt Nam hiện có số lượng du học sinh theo học tại Mỹ nhiều thứ 5 so với các nước và lãnh thổ trên thế giới.

Theo bảng thống kê tính đến tháng 3.2017, có 30.817 du học sinh VN theo học tại mọi cấp trong hệ thống giáo dục và phân bổ ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ. Nơi du học sinh VN tập trung đông nhất là bang California (6.283 người), tiếp đến là Texas (5.382 người) và bang Washington (2.504 người). Đáng lưu ý trong giai đoạn

2009 - 2010, có tới 90% du học sinh VN chọn đại học cộng đồng là điểm khởi đầu việc học tại Mỹ, nhưng đến nay tỷ lệ này chỉ còn 30%. Cũng theo bảng thống kê, Trung Quốc là nước có số lượng du học sinh tại Mỹ nhiều nhất (370.765 người), tiếp đến là Ấn Độ, Hàn Quốc và Ả Rập Xê Út.

Trong lúc số lượng du học sinh VN đến Mỹ ngày càng tăng thì tình hình ngược lại ở Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Nhật Bản - những nước lâu nay đứng tốp đầu trong bảng xếp hạng du học sinh tại Mỹ.

Du học Mỹ 247 (Theo Thanh Niên)
Trên thực tế, nền giáo dục ở Mỹ và các quốc gia Châu Á có rất nhiều điểm khác biệt lớn về kỷ luật, lớp học, giáo viên chủ nhiệm, điểm số đánh giá học tập…

1. Vai trò của học sinh

Ở trường trung học Daewon, Seoul (trường trung học số 1 của Hàn Quốc), 1 khẩu hiệu xuất hiện trên tất cả các cánh cửa chính: "Less of me, more of us”, có thể hiểu nôm na là “Bớt tính cá nhân, tăng tính tập thể”.


Văn hoá Mỹ khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo, không chỉ với các học sinh khác mà còn với cả giáo viên. Trong khi đó, phương pháp giáo dục trong các trường học ở Châu Á hiện nay phần lớn vẫn dựa trên việc học thuộc lòng và “đọc – chép”. Sự sáng tạo của học sinh bị hạn chế. Giáo viên trình bày một bài giảng  trong khi học sinh ngồi dưới lắng nghe và ghi chép cẩn thận.

Mặc dù giáo viên cũng khuyến khích học sinh của mình đưa ra các câu hỏi sau khi kết thúc  bài giảng nhưng nó không được coi là một hình thức phát huy tính sáng tạo trong hệ thống giáo dục Châu Á.

10 khác biệt lớn nhất của nền giáo dục Mỹ với các nước châu Á
Nền giáo dục Mỹ khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân, tự tư duy,
 rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập.

2. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh

Mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh trong các trường học ở Mỹ là bình đẳng và thân thiện. Học sinh giao tiếp với giáo viên của mình một cách tự do. Giáo viên tiếp nhận và đánh giá ý kiến của học sinh mà không hề có bất kỳ thái độ mang tính cá nhân nào.

Giáo dục của các quốc gia châu Á mang đặc trưng của một hệ thống có tính thứ bậc, phân cấp. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh đòi hỏi sự nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau. Sự cởi mở là khá hạn chế.

3. Điểm số

Hệ thống điểm số của Mỹ rất đơn giản. Khi học sinh đạt được một điểm số cụ thể, học sinh đó sẽ nhận được mức tương ứng là A, B, C hoặc D… Ví dụ, hoàn thành đúng 93%, bạn sẽ được một điểm A.

Hệ thống phân loại điểm số ở các trường Châu Á phức tạp hơn Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng chính xác hơn. Từng cá nhân nhận được điểm số cụ thể. Sau đó, hệ thống chia điểm theo phần trăm lớp học, tương ứng là các điểm khác nhau cho các tỷ lệ phần trăm cụ thể.

Ví dụ, học sinh có số điểm trong top 35% lớp học sẽ nhận được loại A, 40% tiếp theo nhận được B… Mục đích chính của hệ thống chấm điểm này là tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích học sinh.

4. Học thêm

Trẻ em ở Mỹ dành thời gian học tập ở trường, về nhà làm bài tập mà giáo viên chỉ định. Trong khi đó, trẻ em châu Á sau giờ học tại trường thường tới các lớp học thêm, được kèm cặp các môn học và bài giảng đã được dạy trong trường. Ngoài ra, rất nhiều bậc phụ huynh ở những nước này đã gửi con đến các lớp âm nhạc, thể thao và phổ biến nhất là Anh văn. Một số lớp học thêm mở cửa trong những kỳ nghỉ, trẻ em thậm chí phải học đến 23h. Trước tình trạng này, Chính phủ Hàn Quốc phải đưa luật cấm các lớp học ban đêm.

5. Quy mô lớp học

Lớp học ở Mỹ thường chỉ có 25-30 học sinh. Trong khi đó, các lớp học ở Châu Á thường lớn hơn nhiều, từ 35 học sinh trở lên, thậm chí một số nơi còn lên tới tận 65 người.

6. Khái niệm “lớp học”

Trong các trường học ở Mỹ, học sinh liên tục thay đổi bạn cùng lớp. Nghĩa là, một học sinh có thể theo học lớp Toán với nhóm bạn này, trong khi ở lớp tiếng Anh, họ lại chơi với nhóm khác.

Các trường học ở Châu Á có một khái niệm cố định về lớp học, trong đó học sinh được phân công vào lớp học nào thì sẽ gắn bó với lớp ấy suốt thời gian cho tới khi ra trường. Cách sắp xếp này nhằm mục đích giúp các em lại gần nhau hơn, xây dựng được mối quan hệ thân thiết và do đó làm tăng hiệu quả học tập.

7. Phòng học

Ở Mỹ, mỗi giáo viên phụ trách một phòng học. Học sinh muốn học môn của họ thì sẽ đến đây. Ngoài ra, mỗi người đều có tủ khóa riêng ở hành lang để cất đồ đạc của mình.

Ngược lại, ở các trường châu Á, mỗi lớp có một phòng học riêng và giáo viên là người đến để giảng dạy. Đó là lý do tại sao học sinh không cần tủ khóa hành lang. Sau giờ học kết thúc, họ lại cất sách vở vào ba lô và mang tài liệu của môn học tiếp theo ra ngoài.

8. Giáo viên chủ nhiệm

Đây là nhân vật mà các trường học ở Mỹ không có. Ở châu Á, ngoài các giáo viên cho từng bộ môn khác nhau, mỗi lớp lại có một giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thiết lập kỷ luật trong lớp học của mình. Ngoài ra, đây cũng là người giữ liên lạc với phụ huynh. Trong khi tại Mỹ, mỗi giáo viên bộ môn đều phải xây dựng kỷ luật hoặc liên hệ với phụ huynh cả tất cả học sinh mà mình đang dạy khi cần thiết.

9. Kỷ luật

Giáo viên ở Mỹ được phép đuổi học sinh ra khỏi lớp trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, nhà trường được phép đình chỉ việc học tập của học sinh.

Các trường Châu Á thì lại khác. Theo luật ở đây, "mọi học sinh đều có quyền tiếp cận với giáo dục", cho nên, giáo viên không được phép yêu cầu họ ra ngoài hay đuổi học. Ngoài ra, nhà trường cũng lo sợ học sinh của mình sẽ theo đám bạn xấu, bị rủ rê hút thuốc, uống rượu hoặc các hành vi sa ngã nếu bị cấm vào lớp.

10. Phương tiện tới trường

Ở Mỹ, học sinh đi xe buýt tới trường. Khi được 16 tuổi và có bằng lái xe, họ sẽ tự đi xe đến trường. Ở các nước Châu Á, học sinh thường theo học ở ngôi trường gần nhà nhất nên đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường.

Lên cấp 3, khi trường cách xa nhà, họ đi tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Họ không thể tự lái xe khi chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, ngay cả khi có giấy phép lái xe thì cũng không nhiều người khuyến khích điều này.

Du học Mỹ 247 (Theo Teach Abroad Network)
 Du học Mỹ tại Boston: Boston là điểm đến du học rất đáng mơ ước bởi chất lượng cuộc sống hàng đầu thế giới và nơi tọa lạc của những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ...

Đôi nét về Boston

 Được thành lập từ năm 1630 bởi người Anh, thành phố Boston nằm trên bán đảo Shawmut, bang Massachusetts, Mỹ và hiện có khoảng 655,000 cư dân. Đây chính là một trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng New England, một vùng đất giàu giá trị lịch sử. Sự ảnh hưởng của văn hoá châu Âu vẫn còn đậm nét khi bạn có thể tìm thấy kiến trúc Georgia xen kẽ những toà nhà chọc trời kiểu Mỹ. Nơi đây đón nhận hơn 16,3 triệu lượt du khách thăm quan mỗi năm. 

 Boston cùng với các khu vực lân cận khác nằm trong Khối Thịnh vượng chung của bang Massachusetts tạo nên Greater Boston – khu đô thị lớn thứ 10 nước Mĩ với 4,5 triệu dân cư sinh sống.

Du học Mỹ tại Boston - Điểm đến du học đáng mơ ước
Boston - điểm đến du học đáng mơ ước.
Mặc dù có mức sống cao, Boston vẫn được vinh danh trong top đầu những thành phố đáng sống nhất trên thế giới. Người dân Boston yêu thích thể thao, đặc biệt là bóng chày, bóng rổ hay khúc côn cầu trên băng…

Dựa vào tỷ lệ xin được việc làm sau khi tốt nghiệp, mức thu nhập và mức độ hài lòng với công việc, Top University đã đưa ra danh sách 10 ngành học có triển vọng nhất ở Mỹ trong năm 2017. Nếu bạn có dự định du học Mỹ năm 2017 thì nên tham khảo nhé.

1. Kỹ thuật y sinh

ngành kỹ thuật y sinh
Việc làm ngành kỹ thuật y sinh được dự báo sẽ tăng 75% trong năm 2017 ở Mỹ.
 Với sự kết hợp khoa học kỹ thuật với y sinh học và thực hành lâm sàng, ngành kỹ thuật y sinh đang phát triển nhanh. Với việc được hưởng lương cao từ 62.700 USD đến 104.000 USD mỗi năm, 75% chuyên gia trong lĩnh vực này cảm thấy hài lòng với nghề nghiệp.

Liên kết: suc khoe sac dep - manh luc khang - skin fresh - kichmen 1h -Xịt lợi khuẩn Skin Fresh- rockman